“vào wto là cơ hội, chứ không phải mục tiêu”

Ngày:

Đặc phái viên của Thủ tướng về vấn đề đối ngoại, ông Vũ Khoan, cho rằng không nên gắn thất bại của một số ngành với câu chuyện hội nhập. Theo ông cạnh tranh khi gia nhập WTO không phải là thách thức mà chính là cơ hội để vươn lên.

Bên hành lang Quốc hội ngày 30/10, nguyên phó thủ tướng đã trao đổi với báo giới về chuyện hội nhập, khi chỉ còn ít ngày nữa Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

– Nhiều người nói về WTO như một mục tiêu phải đạt và vô cùng nhiều thách thức. Còn ông nghĩ sao?

– Phải xem việc vào WTO là cơ hội chứ không phải là mục tiêu. Ta cứ vào trận đi, đừng chủ quan khinh địch, ta nhất định thắng. Hoàn toàn có căn cứ để nói điều đó. Đừng gắn nhiều thất bại trong các ngành với hội nhập. Như dâu tằm tơ, mía đường, đánh bắt xa bờ, 5 triệu ha rừng, nuôi bò, chẳng “dính” gì đến hội nhập. Chúng ta có những cái sai, chứ không phải vào hội nhập thì…chết.

Nhiều cơ quan đến nay vẫn coi vào WTO như một mục tiêu. Do đó phải chấn chỉnh lại để chuẩn bị tư thế “vào trận”. Mà cũng chỉ vài ngày nữa là chúng ta “vào trận” thôi, nếu mỗi người, mỗi ngành có một cách nghĩ khác nhau thì sẽ khó.

Chúng ta không phải là người đầu tiên gia nhập WTO. Mặt khác, nhiều nước còn yếu hơn ta nhiều. Cũng không có gì phải quá lo lắng hay thậm chí coi chuyện vào WTO là một cú sốc.

– Một số ngành sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh. Vấn đề triển khai các hàng rào kỹ thuật sẽ như thế nào?

– Điều này mình còn rất yếu. Hàng rào kỹ thuật của Việt Nam ít quá, chưa tinh vi. Muốn hội nhập cho tốt phải có hàng rào kỹ thuật đó. Khi làm việc, tôi cũng giao cho các ngành đôn đốc tạo ra các hàng rào kỹ thuật mà WTO cho phép. Phải nói rằng, không phải một nền kinh tế nào mở cửa lại không bảo hộ nền sản xuất của mình. Nhưng Việt Nam lại thiếu. Trọng tâm trong chương trình hành động sắp tới của Chính phủ, chắc mục này sẽ được chú trọng.

Từ góc độ doanh nghiệp, không chỉ chờ đợi các biện pháp bảo hộ của Chính phủ, mà còn phải biết “lót ổ” trước khi doanh nghiệp nước ngoài tràn vào. Thực ra, thị trường Việt Nam là của nhà mình, các doanh nghiệp phải biết chuẩn bị trước để khi doanh nghiệp nước ngoài vào họ phải theo mình. Nhưng về vấn đề này, doanh nghiệp trong nước chuyển động chậm. Khó nữa là các doanh nghiệp của ta tính liên kết còn yếu, ra thị trường thế giới không liên kết được lại càng yếu. Ngay như trên thị trường Lào, Campuchia cũng có trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam “quân ta đánh quân mình”. Điều đó rất dở.

– Ông nhận định thế nào về vai trò của các hiệp hội trong việc liên kết và bảo vệ doanh nghiệp?

– Vai trò của các hiệp hội chưa rõ, là vấn đề cần khắc phục. Nhưng sức ép cạnh tranh sẽ đẩy các doanh nghiệp tự tìm cách liên kết lại với nhau. Hiệp hội bây giờ đủ hết ở mọi ngành nghề, nhưng mang tính hành chính chứ chưa phải là hiệp hội kinh doanh thực sự. Hiệp hội trước hết là phải bảo vệ lợi ích cho nhà doanh nghiệp thì họ mới liên kết được.

Một số hiệp hội có tính chuyên nghiệp cao, nhưng phần lớn hiện nay chưa đạt được yêu cầu này. Ở các nước, Nhật Bản chẳng hạn, quyền lực của hiệp hội rất mạnh, họ liên kết với nhau theo một cơ chế, luật lệ rõ ràng. Nhiều hiệp hội chưa phát huy được vai trò, chưa cung cấp được thông tin, chưa tìm được bạn hàng nên doanh nghiệp còn hờ hững. Còn với chúng ta, Luật về hội cũng đang tranh luận, đã xong đâu. Còn nhiều vấn đề phải làm trong các hiệp hội, Chính phủ không thể thay được. Tôi cho rằng, sắp tới vai trò của các hiệp hội phải là trung tâm.

LUẬT SƯ 911 - HỆ THỐNG LUẬT SƯ
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0387696666 - 0386319999

LIÊN HỆ LUẬT SƯ 911

    THEO DÕI LUẬT SƯ 911

    spot_img

    Nội dung phổ biến

    Các tin khác cùng chuyên mục
    LUẬT SƯ 911

    Luật sư 911: Giấy phép bán hàng đa cấp

    Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán...

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ...

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi khối bền vững tại Việt Nam

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi...

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi lập trình công nghệ chuỗi khối

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi...