Hiện nay nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường. Những nhà đầu tư khi tham gia kinh doanh, lập công ty thường mới chỉ chú ý đến việc mua gì, mua ở đâu, bán gì, bán như thế nào? còn các kiến thức về pháp luật trong việc lập, quản lý, điều hành một công ty thường đa phần các nhà đầu tư chưa nắm rõ do đó thường dẫn đến những tranh chấp nội bộ gay gắt. Vậy làm cách nào để hạn chế, giải quyết được những tranh chấp này giúp công ty phát triển bền vững, giúp nhà đầu tư, đầu tư có hiệu quả là vấn đề đã và đang được các Luật sư Công ty luật TNHH tư vấn Hoàng Minh đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp.
1. Các tranh chấp trong nội bộ công ty thường gặp là:
a Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên công ty:
Các cổ đông, thành viên thường tranh chấp với nhau vì.
Cổ đông, thành viên thường tự coi mình là cổ đông, thành viên sáng lập trong khi hoàn toàn không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp.
Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ.
Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn, như: Định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản.
Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
b Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên:
Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ, Hội đồng thành viên sẽ trở thành đối tượng tranh chấp.
Các Quyết định không công bằng, như: (i) Quyết định ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phần mới phát hành (số lượng, giá); (ii) Quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; (iii) Quyết định ưu đãi cho “người lao động”.
Quyết định không hợp pháp (cổ đông, thành viên nắm đa số vốn tự ý quyết định).
Không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ, Hội đồng thành viên vì: Quyền lợi của mình không được như mong đợi; Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm phần vốn nhà nước.
c Tranh chấp về quyền được làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật (các chức danh quản lý, điều hành trong công ty):
Các tranh chấp này xảy ra trong các trường hợp sau:
Các nhóm cổ đông (HĐQT) thường muốn “người của mình” làm Giám đốc, cho nên không chọn được Giám đốc (người đại diện theo pháp luật).
Cổ đông lớn, là Chủ tịch và đồng thời muốn làm Giám Đốc. Do vậy, không thay thế được (không loại ra khỏi HĐQT được, không bãi miễn chức Chủ tịch HĐQT được); hoặc đương sự không chấp nhận quyết định bãi miễn của HĐQT (dù quyết định đó là hợp pháp).
Không ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, do vậy người bị thay thế thường: (i) cất, thu giữ con dấu của công ty, không đem sử dụng cho các văn kiện của công ty phát hành; (ii) không bàn giao quyền quản lý điều hành công ty cho người mới được bổ nhiệm; (iii) khiếu kiện, khiếu nại lên cơ quan nhà nước (có thẩm quyền và không có thẩm quyền); hoặc (iv) yêu cầu thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Nội dung tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
Thống nhất với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
Cử luật sư đại diện Quý Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
Tư vấn và hỗ trợ Quý Khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.