Thủ tục Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địaa) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra nếu thiếu hoặc cần sửa đổi bổ sung thì hướng dẫn, yêu cầu thực hiện theo đúng quy định. Khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mới làm thủ tục tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu hẹn trả kết quả.
Bước 2: Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thẩm định, trình lãnh đạo Sở ký duyệt cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
Bước 3: Công dân nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả theo phiếu hẹn.
b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính
Công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
c) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
– Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên;
– Bằng cấp, chứng chỉ về nghiệp vụ;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác;
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm chụp trong thời gian không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu (photo công chứng)
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ hướng dẫn viên du lịch
g) Phí, lệ phí: 200.000 đồng/lần cấp
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (Phụ lục 15)i) Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:
– Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện.
– Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp du lịch không thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
k) Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục hành chính
– Luật Du lịch số 44/2005/QH11; Ban hành ngày 14/6/2005; Có hiệu lực từ ngày: 01/01/2006;
– Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Du lịch về lưu trú du lịch; Có hiệu lực từ ngày 16/6/2007;
– Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Du lịch về lưu trú du lịch;
– Thông tư số 107/2002/TT-BTC ngày 02/12/2002 của Bộ Tài Chính.
– Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch