Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án gắn với thành lập chi nhánh
Đối với những dự dán đầu tư phải thẩm tra gắn với việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam, Luật sư 911 sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng và giải trình các vấn đề pháp lý liên quan đối với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư
1 |
Trình tự thực hiện | – Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận giấy hẹn trả kết quả.- Sở KH&ĐT: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt.
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên. |
2 |
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận một cửa) của Sở KH&ĐT:- Địa chỉ: Tầng 1, số 16 Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
– Điện thoại: 043.825.7410 – Fax: 043.825.1733 |
3 |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu (Phụ lục I-2, Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006);
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do NĐT lập và chịu trách nhiệm); 3. Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư theo qui định của pháp luật (trừ trường hợp dự án đầu tư không làm thay đổi qui mô vốn góp trong doanh nghiệp của các thành viên và không thay đổi các điều kiện đã được chấp thuận trước đó). 4. Giải trình kinh tế-kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, qui mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; 5. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo qui định của pháp luật đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện qui định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Phụ lục III, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; 6. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Điều lệ của doanh nghiệp; 7. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh: – Thông báo lập chi nhánh theo mẫu (Phụ lục III-1, Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010); – Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thực hiện dự án đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; – Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác theo qui định tại Điều 24, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010; 8. Các tài liệu khác – Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề. (chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định khác). b) Số lượng hồ sơ: 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc. |
4 |
Thời hạn giải quyết | – Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc;- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản gửi Sở KH&ĐT;
– Thời gian xem xét – cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (số ngày được tính trên dấu công văn đến; không tính ngày hồ sơ trên đường chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác trong quá trình thẩm tra), trong đó:
|
5 |
Đối tượng thực hiện TTHC | Tổ chức |
6 |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố Hà Nội.b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở KH&ĐT Hà Nội. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…) |
7 |
Kết quả giải quyết TTHC | Giấy chứng nhận đầu tư |
8 |
Phí, lệ phí | Theo lệ phí đăng ký kinh doanh |
9 |
Yêu cầu khác trong giải quyết TTHC | Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả. |