Pháp luật ra sao trong vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng bản chất của vụ việc ra sao?

Ngày:

Pháp luật ra sao trong vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng bản chất của vụ việc ra sao?


Cảnh sát ‘đạo diễn’ vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng


Nguyễn Quốc Dũng (40 tuổi, cảnh sát) được xác định đã lên kế hoạch cho đồng phạm vờ đụng ôtô của doanh nhân rồi tấn công, cướp tiền ảo giá hơn 37 tỷ.

Ngày 23/11, hành vi của Dũng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và 14 người khác được VKSND Tối cao nêu trong cáo trạng truy tố về tội Cướp tài sản theo khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 18-20 năm hoặc tù chung thân.

Theo cáo trạng, Tài và các đồng phạm là nhà đầu tư Bitcoin ở TP HCM, Đà Nẵng. Nhóm này tham gia buôn bán tiền ảo với anh Lê – doanh nhân tại Sài Gòn. Năm 2018, sau thời gian dài đầu tư có lãi, Tài và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỷ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans… nhưng thua lỗ hết. Nhóm Tài cho rằng do anh Lê tư vấn cách đầu tư trên – là nguyên nhân khiến họ “sạch túi”, nên bàn cách cướp Bitcoin của anh này.

Để thực hiện, Tài thuê thám tử tư Mai Xuân Phốt tìm kiếm Lê với giá 25 triệu đồng. Ngoài ra, Tài cũng rủ thêm Trịnh Tuấn Anh (36 tuổi, cùng kinh doanh tiền ảo) đi đòi lại tiền anh Lê, hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy lại được; sau đó cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn (đơn vị công tác chưa được cơ quan điều tra công bố) cũng tham gia.

Tài gửi thông tin cá nhân, hình ảnh ôtô của anh Lê và chuyển 50 triệu đồng cho cả nhóm làm chi phí tìm kiếm. Thám tử Phốt sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao trái phép, đặt giám sát, nắm toàn bộ lịch trình của gia đình anh Lê.

Ngày 11/5/2020, Tài cùng một số người bạn từ Đà Nẵng vào TP HCM. Người này gặp Phốt để xác nhận đường di chuyển của “con mồi” và bàn cách bắt giữ, chiếm đoạt điện thoại có tài khoản tiền ảo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nguyễn Quốc Dũng lên kế hoạch, tư vấn cách tạo vụ va chạm xe; phân công nhiệm vụ từng thành viên nhóm.

Ngày 12/5/2020, theo dõi qua định vị biết ôtô của anh Lê đang chạy về chung cư ở quận 2, chúng chia nhau bám theo. Khi đến cầu Thời Đại, Phốt lái xe máy đâm vào đầu ôtô của Lê, sau đó gây gổ yêu cầu xuống giải quyết. Tài, Dũng, Anh Tuấn… và nhiều đồng phạm khác giả vờ lưu thông gần đấy, chỉ chờ nạn nhân xuống xe là xông đến. Tuy nhiên, anh Lê cảnh giác nên đã lùi ôtô, lách qua Phốt rồi phóng đi. Vụ bắt cóc thất bại.

Năm ngày sau, biết xe của gia đình Lê đi từ Bảo Lộc về TP HCM, nhóm Tài đeo khẩu trang, mũ, áo khoác để ra tay. Cả bọn đi nhiều ôtô theo đuôi trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đến khu vực thị trấn Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ôtô vượt lên trước xe anh Lê chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe.

Anh Lê và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn bi) khống chế, những người còn lại ép vợ con anh Lê lên ôtô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa “máu HIV” (làm giả bằng mực đỏ). Chúng buộc anh Lê đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử nếu không sẽ “tiêm máu HIV vào vợ con”.

Trong hơn hai giờ đi về TP HCM, nhóm này tiếp tục đánh, buộc Lê gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 đồng Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, Lê hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền.

Đến khu vực vắng vẻ ở quận 2, nhóm người bỏ gia đình anh Lê và xe ở vệ đường, mang điện thoại và camera hành trình đi phi tang để xoá dấu vết. Gia đình nạn nhân tự giải thoát, cầu cứu cảnh sát.

Theo kết quả giám định, số tiền điện tử anh Lê bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin được quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỷ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.

Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Dũng là đồng phạm với vai trò giúp sức, được hưởng hơn 400 triệu đồng; Nguyễn Anh Tuấn được chia 50 triệu đồng.


Cảnh sát ‘đạo diễn’ vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng

TP HCMNguyễn Quốc Dũng (40 tuổi, cảnh sát) được xác định đã lên kế hoạch cho đồng phạm vờ đụng ôtô của doanh nhân rồi tấn công, cướp tiền ảo giá hơn 37 tỷ.

Ngày 23/11, hành vi của Dũng, Hồ Ngọc Tài (32 tuổi) và 14 người khác được VKSND Tối cao nêu trong cáo trạng truy tố về tội Cướp tài sản theo khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 18-20 năm hoặc tù chung thân.

Theo cáo trạng, Tài và các đồng phạm là nhà đầu tư Bitcoin ở TP HCM, Đà Nẵng. Nhóm này tham gia buôn bán tiền ảo với anh Lê – doanh nhân tại Sài Gòn. Năm 2018, sau thời gian dài đầu tư có lãi, Tài và Trần Ngọc Hoàng (38 tuổi) bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỷ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans… nhưng thua lỗ hết. Nhóm Tài cho rằng do anh Lê tư vấn cách đầu tư trên – là nguyên nhân khiến họ “sạch túi”, nên bàn cách cướp Bitcoin của anh này.

Để thực hiện, Tài thuê thám tử tư Mai Xuân Phốt tìm kiếm Lê với giá 25 triệu đồng. Ngoài ra, Tài cũng rủ thêm Trịnh Tuấn Anh (36 tuổi, cùng kinh doanh tiền ảo) đi đòi lại tiền anh Lê, hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy lại được; sau đó cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn (đơn vị công tác chưa được cơ quan điều tra công bố) cũng tham gia.

Tài gửi thông tin cá nhân, hình ảnh ôtô của anh Lê và chuyển 50 triệu đồng cho cả nhóm làm chi phí tìm kiếm. Thám tử Phốt sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao trái phép, đặt giám sát, nắm toàn bộ lịch trình của gia đình anh Lê.

Ngày 11/5/2020, Tài cùng một số người bạn từ Đà Nẵng vào TP HCM. Người này gặp Phốt để xác nhận đường di chuyển của “con mồi” và bàn cách bắt giữ, chiếm đoạt điện thoại có tài khoản tiền ảo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nguyễn Quốc Dũng lên kế hoạch, tư vấn cách tạo vụ va chạm xe; phân công nhiệm vụ từng thành viên nhóm.

Ngày 12/5/2020, theo dõi qua định vị biết ôtô của anh Lê đang chạy về chung cư ở quận 2, chúng chia nhau bám theo. Khi đến cầu Thời Đại, Phốt lái xe máy đâm vào đầu ôtô của Lê, sau đó gây gổ yêu cầu xuống giải quyết. Tài, Dũng, Anh Tuấn… và nhiều đồng phạm khác giả vờ lưu thông gần đấy, chỉ chờ nạn nhân xuống xe là xông đến. Tuy nhiên, anh Lê cảnh giác nên đã lùi ôtô, lách qua Phốt rồi phóng đi. Vụ bắt cóc thất bại.

Năm ngày sau, biết xe của gia đình Lê đi từ Bảo Lộc về TP HCM, nhóm Tài đeo khẩu trang, mũ, áo khoác để ra tay. Cả bọn đi nhiều ôtô theo đuôi trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đến khu vực thị trấn Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ôtô vượt lên trước xe anh Lê chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe.

Anh Lê và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn bi) khống chế, những người còn lại ép vợ con anh Lê lên ôtô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa “máu HIV” (làm giả bằng mực đỏ). Chúng buộc anh Lê đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử nếu không sẽ “tiêm máu HIV vào vợ con”.

Trong hơn hai giờ đi về TP HCM, nhóm này tiếp tục đánh, buộc Lê gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 đồng Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, Lê hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền.

Đến khu vực vắng vẻ ở quận 2, nhóm người bỏ gia đình anh Lê và xe ở vệ đường, mang điện thoại và camera hành trình đi phi tang để xoá dấu vết. Gia đình nạn nhân tự giải thoát, cầu cứu cảnh sát.

Theo kết quả giám định, số tiền điện tử anh Lê bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin được quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỷ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.

Quá trình điều tra, cảnh sát xác định Dũng là đồng phạm với vai trò giúp sức, được hưởng hơn 400 triệu đồng; Nguyễn Anh Tuấn được chia 50 triệu đồng.


Chủ mưu cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng: ‘Mất hết tiền nên phải lấy lại’

TP HCMHồ Ngọc Tài, chủ mưu vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng, khai gây án vì lúc đó nghĩ mình ngu dốt, bị anh Lê lừa đầu tư mất hết tiền nên phải lấy lại.

Ngày 10/5, Tài, 34 tuổi; Trần Ngọc Hoàng, 40 tuổi; cựu cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng, 42 tuổi và 13 người khác bị TAND TP HCM xét xử về tội Cướp tài sản theo khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự – khung hình phạt cao nhất là chung thân.

Đây là những người đã dàn cảnh đụng ôtô của anh Lê (doanh nhân) trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây, rồi tấn công cướp tiền ảo trị giá hơn 37 tỷ đồng hồi tháng 5/2020.

Bị xác định vai trò chủ mưu, Tài tỏ ra ăn năn, thừa nhận toàn bộ cáo trạng. Nhiều năm trước, khi đầu tư Bitcoin ở TP HCM, Đà Nẵng, Tài và Hoàng quen anh Lê. Năm 2018, Tài cho rằng vì nghe anh Lê tư vấn nên đã bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỷ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans… nhưng thua lỗ hết. Nghĩ anh Lê lừa mình, Tài bàn với Hoàng và nhóm bạn lên kế hoạch cướp Bitcoin của anh này.

Trả lời tòa, Tài cho biết, được anh Lê giúp đỡ, chỉ dẫn kinh doanh tiền ảo và kiếm được nhiều tiền. Ở lần bán hết 1.000 Bitcoin, bị cáo nghe theo lời khuyên của Lê, kêu gọi người thân chi tiền và vay mượn rất nhiều để dồn vốn đầu tư tiền ảo khác. Tuy nhiên lần này thất bại, bị cáo không lấy được tiền về.

“Lúc đó bị cáo trách anh ấy rồi thành thù hận. Giờ bị cáo nhận thức được mình kinh doanh thua là do ngu dốt, tham lam, chứ không phải bị lừa”, Tài nói và cho biết đã nhiều lần xin lỗi bị hại, đang cố gắng khắc phục hậu quả.

Theo cáo trạng, để thực hiện kế họach cướp Bitcoin của anh Lê, Tài thuê thám tử tư Mai Xuân Phốt với giá 25 triệu đồng, tìm được nơi ở của doanh nhân tại TP Thủ Đức (trước đây là quận 2). Anh ta cũng rủ thêm nhiều người và hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy được. Hai cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn (đơn vị công tác chưa được công bố) cũng tham gia.

Tài gửi thông tin cá nhân, hình ảnh ôtô của anh Lê và chuyển 50 triệu đồng cho cả nhóm làm chi phí tìm kiếm. Thám tử Phốt sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao trái phép, đặt giám sát, nắm toàn bộ lịch trình của gia đình anh Lê.

Ngày 11/5/2020, Tài cùng một số người bạn từ Đà Nẵng vào TP HCM thuê khách sạn tại quận 1 để ở và theo dõi anh Lê. Cả nhóm bàn cách bắt giữ doanh nhân, chiếm đoạt điện thoại có tài khoản tiền ảo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nguyễn Quốc Dũng tư vấn cho nhóm Tài cách tạo vụ va chạm xe; phân công nhiệm vụ từng thành viên nhóm. Ngày 12/5/2020, theo dõi qua định vị biết ôtô của anh Lê đang chạy về chung cư, chúng chia nhau bám theo. Nhóm này giả vờ va chạm xe để gây gổ, khống chế, nhưng anh Lê cảnh giác bước lên xe phóng đi. Vụ bắt cóc thất bại.

Năm ngày sau, biết xe của gia đình Lê đi từ Bảo Lộc về TP HCM, nhóm Tài đeo khẩu trang, mũ, áo khoác để ra tay. Cả bọn đi nhiều ôtô theo đuôi trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đến khu vực thị trấn Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ôtô vượt lên trước xe anh Lê chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe.

Anh Lê và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn bi) khống chế. Những người còn lại ép vợ con anh Lê lên ôtô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa “máu HIV” (làm giả bằng mực đỏ). Chúng dọa sẽ “tiêm máu HIV vào vợ con”, buộc anh Lê đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử.

Trên đường di chuyển về Sài Gòn, nhóm này tiếp tục đánh, buộc Lê gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 đồng Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, Lê hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền. Còn nhóm kia bỏ gia đình anh Lê và xe ở ven đường, mang điện thoại và camera hành trình đi phi tang để xóa dấu vết. Gia đình nạn nhân tự giải thoát, cầu cứu cảnh sát.

Theo kết quả giám định, số tiền điện tử anh Lê bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin – được quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỷ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.

Sau khi nhận được kết qủa điều tra, Dũng và một số đồng phạm phản cung, không thừa nhận hành vi phạm tội. Dũng cho rằng không biết Tài và đồng phạm cướp tiền của anh Lê, chỉ nghĩ đây là vụ đòi nợ bình thường. Tuy nhiên, nhà chức trách xác định đủ căn cứ kết luận các bị can thực hiện hành vi phạm tội như cáo buộc. “Việc quanh co không nhận tội chỉ nhằm mục đích trốn tránh sự trừng trị của pháp luật”, cáo trạng nêu.

Chiều nay tòa tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo còn lại. Phiên xử dự kiến kéo dài trong 5 ngày, do thẩm phán Ngô Ngọc Thắng làm chủ tọa.

HĐXX triệu tập hơn 30 người có quyền, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng; 10 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho các bị cáo, đương sự.


Cựu cảnh sát phủ nhận ‘đạo diễn’ vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng

TP HCMNguyễn Quốc Dũng, cựu cảnh sát, thay đổi lời khai, phủ nhận lên kế hoạch cho đồng phạm vờ đụng ôtô của doanh nhân rồi tấn công, cướp tiền ảo giá hơn 37 tỷ.

Dũng (41 tuổi), Hồ Ngọc Tài (33 tuổi) và 14 người khác sẽ bị TAND TP HCM đưa ra xét xử về tội Cướp tài sản theo khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt 18-20 năm tù hoặc chung thân) vào ngày 8/3.

Phiên tòa do thẩm phán Ngô Ngọc Thắng làm chủ tọa, dự kiến kéo dài đến 14/3. Hơn 30 người có quyền, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng được triệu tập. 10 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho các bị cáo, đương sự.

Nhà chức trách xác định, Dũng là người giúp sức, tư vấn cách tạo ra vụ va chạm xe để đồng phạm cướp tiền ảo và được hưởng hơn 400 triệu đồng. Quá trình điều tra, Dũng thừa nhận hành vi nhưng khi nhận được kết luận điều tra người này và đồng phạm kêu oan, thay đổi lời khai.

Cáo trạng xác định, quá trình đầu tư Bitcoin ở TP HCM, Đà Nẵng, Tài và Trần Ngọc Hoàng (39 tuổi) quen doanh nhân tên Lê. Theo Tài, năm 2018, vì nghe anh Lê tư vấn nên đã bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỷ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans… nhưng thua lỗ hết. Cho rằng anh Lê lừa mình, Tài bàn với Hoàng và nhóm bạn nghĩ cách cướp Bitcoin của anh này.

Tài sau đó thuê thám tử tư với giá 25 triệu đồng tìm được nơi ở của anh Lê tại chung cư bên TP Thủ Đức (trước đây là quận 2). Anh ta cũng rủ thêm nhiều người và hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy được. Hai cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng và Nguyễn Anh Tuấn (đơn vị công tác chưa được công bố) cũng tham gia.

Tài gửi thông tin cá nhân, hình ảnh ôtô của anh Lê và chuyển 50 triệu đồng cho cả nhóm làm chi phí tìm kiếm. Thám tử Phốt sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cao trái phép, đặt giám sát, nắm toàn bộ lịch trình của gia đình anh Lê.

Ngày 11/5/2020, Tài cùng một số người bạn từ Đà Nẵng vào TP HCM thuê khách sạn tại quận 1 để ở và theo dõi anh Lê. Cả nhóm bàn cách bắt giữ doanh nhân, chiếm đoạt điện thoại có tài khoản tiền ảo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Nguyễn Quốc Dũng tư vấn cho nhóm Tài cách tạo vụ va chạm xe; phân công nhiệm vụ từng thành viên nhóm.

Ngày 12/5/2020, theo dõi qua định vị biết ôtô của anh Lê đang chạy về chung cư, chúng chia nhau bám theo. Nhóm này giả vờ va chạm xe để gây gổ, khống chế, nhưng anh Lê cảnh giác bước lên xe phóng đi. Vụ bắt cóc thất bại.

Năm ngày sau, biết xe của gia đình Lê đi từ Bảo Lộc về TP HCM, nhóm Tài đeo khẩu trang, mũ, áo khoác để ra tay. Cả bọn đi nhiều ôtô theo đuôi trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đến khu vực thị trấn Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ôtô vượt lên trước xe anh Lê chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe.

Anh Lê và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn bi) khống chế. Những người còn lại ép vợ con anh Lê lên ôtô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa “máu HIV” (làm giả bằng mực đỏ). Chúng dọa sẽ “tiêm máu HIV vào vợ con”, buộc anh Lê đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử.

Trên đường di chuyển về TP HCM, nhóm này tiếp tục đánh, buộc Lê gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 đồng Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, Lê hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền.

Còn nhóm kia bỏ gia đình anh Lê và xe ở ven đường tại khu vực vắng vẻ ở quận 2, rồi mang điện thoại và camera hành trình đi phi tang để xóa dấu vết. Gia đình nạn nhân tự giải thoát, cầu cứu cảnh sát.

Theo kết quả giám định, số tiền điện tử anh Lê bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin được quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỷ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.

Sau khi nhận được kết qủa điều tra, Dũng và một số đồng phạm phản cung, không thừa nhận hành vi phạm tội. Dũng cho rằng không biết Tài và đồng phạm cướp tiền của anh Lê, nghĩ rằng là đi đòi nợ bình thường.

Nhà chức trách xác định, đủ căn cứ kết luận các bị can thực hiện hành vi phạm tội như cáo buộc. “Việc quanh co không nhận tội chỉ nhằm mục đích trốn tránh sự trừng trị của pháp luật”, cáo trạng nêu.


Chủ mưu cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng bị đề nghị tù chung thân

TP HCMVKS cho rằng Hồ Ngọc Tài, chủ mưu vụ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng của doanh nhân, phạm tội có tổ chức, chiếm đoạt số tiền lớn nên đề nghị tòa xử nghiêm.

Chiều 11/5, phiên xử Hồ Ngọc Tài, 34 tuổi; Trần Ngọc Hoàng, 40 tuổi; cựu cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng, 42 tuổi và 13 người khác về tội Cướp tài sản chuyển sang phần tranh luận.

Tài và các đồng phạm là nhà đầu tư Bitcoin ở TP HCM, Đà Nẵng, cùng tham gia buôn bán tiền ảo với anh Lê (doanh nhân). Năm 2018, sau thời gian dài đầu tư có lãi, Tài và Hoàng cũng nghe theo anh Lê tư vấn bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỷ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans… nhưng thua lỗ hết. Nhóm Tài cho rằng bị anh Lê lừa chiếm đoạt tiền ảo của mình nên đã rủ 14 người khác lên kế hoạch bắt cóc, đe dọa doanh nhân này và gia đình để cướp tiền điện tử của anh Lê.

Nêu quan điểm về vụ án, VKS xác định, ngày 17/5/2020, theo kịch bản của hai cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng (cựu cán bộ đội 7 Phòng Cảnh sát hình sự) và Nguyễn Anh Tuấn (30 tuổi, công an phường ở quận 5) cả nhóm đi nhiều ôtô bám theo đuôi xe anh Lê trên cao tốc. Đến khu vực thị trấn Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ôtô vượt lên trước xe anh Lê chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe. Anh Lê và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn bi) khống chế.

Những người còn lại ép vợ con anh Lê lên ôtô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa “máu HIV” (làm giả bằng mực đỏ). Nhóm này dọa sẽ “tiêm máu HIV vào vợ con”, buộc anh Lê đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử, sau đó chuyển 168 Bitcoin (trị giá hơn 37 tỷ đồng) cho chúng.

Theo VKS, trong vụ án này, Tài và Hòang giữ vai trò cầm đầu, thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức và chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn nên phải chịu trách nhiệm cao nhất. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Tài, Hoàng mức án tù chung thân. Cựu cảnh sát Nguyễn Quốc Dũng bị đề nghị 18-20 năm tù; Nguyễn Anh Tuấn 7-9 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị 7-20 năm tù.

Tự bào chữa, Tài và các bị cáo tỏ ra hối hận, xin lỗi nạn nhân và xin tòa giảm nhẹ hình phạt. Luật sư Trần Bá Học (bào chữa cho Tài) và một số luật sư khác cho rằng thời điểm thân chủ phạm tội, pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận Bitcoin là tài sản, vì vậy đề nghị HĐXX xem xét lại khung hình phạt đối với các bị cáo, giảm từ khoản 4 (cao nhất là tù chung thân) xuống khoản 2 (7-15 năm tù).

Tranh luận lại, đại diện VKS cho rằng, quá trình điều tra và xuyên suốt phiên tòa, Tài khai nhận mục đích việc uy hiếp nạn nhân là hướng tới chiếm đoạt số Bitcoin tương đương 200 tỷ đồng. Và thực tế sau đó các bị cáo đã bán, quy đổi tiền ảo này ra tiền VNĐ (hơn 37 tỷ đồng) để chia nhau hưởng lợi. Do đó, cáo trạng truy tố các bị cáo tội Cướp tài sản là đúng người, đúng tội.

HĐXX nghị án dài ngày, sẽ tuyên án vào chiều 16/5.

Trước đó, bị cáo Tài và đồng phạm thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội nêu trong cáo trạng. Tài khai được anh Lê giúp đỡ, chỉ dẫn kinh doanh tiền ảo và kiếm được nhiều tiền. Nhưng về sau bị cáo nghe theo lời khuyên của anh Lê bán hết 1.000 Bitcoin, kêu gọi người thân chi tiền, vay mượn thêm để đầu tư tiền ảo khác và thất bại, không lấy được tiền về. “Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị cáo nghĩ rằng bị anh Lê lừa, nhưng sau này đã nhận thức được là do mình ngu dốt và tham lam, chứ không phải bị lừa”, Tài thừa nhận.

Hai cựu cảnh sát Dũng và Anh Tuấn lúc đầu kêu oan, cho rằng chỉ hỗ trợ nhóm Tài “đi đòi nợ” chứ không biết cướp tài sản. Tuy nhiên, sau khi HĐXX đưa ra các bằng chứng, lời khai của các bị cáo khác… Dũng và Anh Tuấn đã nhận tội và xin giảm nhẹ hình phạt.


Lãnh án ra sao và căn cứ pháp lý?

HĐXX tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc Hoàng cùng mức án chung thân; Nguyễn Quốc Dũng (từng là cán bộ thuộc một phòng nghiệp vụ của Công an TP.HCM) 17 năm tù, Nguyễn Anh Tuấn (từng là cán bộ công an phường tại quận 5, TP.HCM) 12 năm tù; 12 đồng phạm từ 9 đến 19 năm tù về tội cướp tài sản.

HĐXX nhận định, các bị cáo dùng vũ lực ngay tức khắc, khiến bị hại tê liệt ý chí để cướp tài sản và bán đổi sang tiền Việt Nam đồng, nên hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội cướp tài sản.

Bị cáo chiếm 3 điện thoại, camera 45 triệu đồng và 18 tỉ đồng tiền quy đổi từ Bitcoin cướp được nên phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 168 về tội cướp tài sản; cáo trạng của VKSND TP.HCM đã truy tố đúng người đúng tội.

Tại tòa, luật sư cho rằng, các bị cáo chiếm đoạt Bitcoin không phải là tài sản, chưa có bất cứ kết luận chuyên môn xác định và pháp luật Việt Nam chưa có quy định. Luật sư cho rằng các bị cáo chỉ phạm tội theo điểm a khoản 2 Điều 168 khi chỉ chiếm đoạt 3 điện thoại, camera trị giá 45 triệu đồng.

HĐXX nhận thấy, pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận Bitcoin là tiền tệ cũng như phương tiện thanh toán nhưng tòa không chỉ căn cứ vào kết luận định giá tài sản, kết quả giám định để làm căn cứ kết tội. Mặc khác, về tội cướp tài sản, mục đích bị cáo chiếm đoạt 1000 bitcoin trị giá 200 tỉ đồng bằng việc khống chế, bắt anh N chuyển bitcoin cho bị cáo Tài và đã chiếm đoạt được 168 bitcoin quy đổi được 18 tỉ đồng.

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo phạm tội cướp tài sản nên không có căn cứ chấp nhận quan điểm bào chữa của luật sư.

HĐXX xem xét mức độ phạm tội, vai trò của từng bị cáo… Bị cáo Tài khởi xướng, chủ mưu, bàn bạc thống nhất với bị cáo Hoàng, lôi kéo các bị cáo khác tham gia.

Bị cáo Trần Ngọc Hoàng ngoài lên kế hoạch với Tài còn lôi kéo, chỉ đạo, phân công các bị cáo khác tham gia vụ cướp. Bị cáo Hoàng trực tiếp đe dọa anh N để chuyển Bitcoin từ ví của anh N sang cho Tài.

HĐXX xét thấy, bị cáo Tài và Hoàng vai trò cao nhất, trong đó Tài có vai trò cầm đầu, Hoàng có vai trò chỉ huy.

Các bị cáo có tình tiết giảm nhẹ như nộp lại tiền khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, một số bị cáo có tình tiết giảm nhẹ như có nhiều bằng khen trong quá trình công tác, gia đình có công cách mạng…

HĐXX cũng nhận định, pháp luật Việt Nam không chấp nhận tiền ảo nói chung hay Bitocin là tiền tệ, phương thức thanh toán. Tuy vậy, thực tế các bị cáo đã quy đổi số Bitocin cướp được thành 18 tỉ đồng và chia nhau chiếm hưởng. HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho bị hại.


Vụ án có nhiều quan điểm trái chiều về tội danh

Có quan điểm cho rằng, Bitcoin không được Nhà nước thừa nhận là tiền nên không phải tài sản, do đó không đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Quan điểm khác lại cho rằng Bitcoin được xác định là tài sản dưới dạng quyền tài sản, nên hành vi cướp Bitcoin là hành động cướp tài sản…

Nhiều luật sư phân tích dưới góc độ khoa học hình sự thì tội “Cướp tài sản” là tội phạm có cấu thành hình thức. Khi thực hiện hành vi phạm tội, nhóm đối tượng này nhận thức tiền ảo là tiền, là tài sản nên mới lập kế hoạch để cướp của người bị hại. Những người này dùng vũ lực, có ý thức chiếm đoạt nên hành động đó đã cấu thành tội cướp tài sản. 

Để góp phần hạn chế những hệ lụy từ tiền ảo, các chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật và có những biện pháp quản lý phù hợp để điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh liên quan đến tiền ảo…


Nhiều quan điểm trái chiều về tội danh

Đáng chú ý, sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoàn tất cáo trạng, đề nghị truy tố 16 bị can ra Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Cướp tài sản” theo khoản 4 điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, đã có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc truy tố các bị can về tội “cướp tài sản”. 

Trong đó, có quan điểm cho rằng, Bitcoin không được Nhà nước thừa nhận là tiền nên không phải tài sản, do đó không đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản.

Có quan điểm lại cho rằng, dù Bitcoin không được coi là tiền nhưng không thể phủ nhận quyền của người nắm giữ, đồng thời Bitcoin có thể trị giá được bằng tiền. Bộ luật dân sự năm 2015, quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền. Tức là quyền có thể quy đổi, đánh giá theo giá trị tiền thì được coi là quyền tài sản. 

Khi được coi là quyền tài sản thì quyền đó được xác định là tài sản. Do đó, Bitcoin được xác định là tài sản dưới dạng quyền tài sản. Việc cướp Bitcoin là hành động cướp tài sản…


“Điểm đáng lưu ý trong vụ án đang được bàn luận ở đây là tiền ảo không được pháp luật Việt Nam công nhận là tài sản, vậy việc xâm phạm quyền sở hữu tiền ảo sau khi có đầy đủ các yếu tố khác thì có truy tố các bị can về tội cướp tài sản hay không là một vấn đề cần được làm rõ” 


Có quan điểm BITCOIN không phải là tài sản nên không phạm tội

Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng: Vật là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế… 

Tiền là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money); Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái…  

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… 

Chủ quan ý thức tội phạm biết giá trị Bitcoin:

khi thực hiện hành vi phạm tội, nhóm đối tượng này nhận thức tiền ảo là tiền, là tài sản nên mới lập kế hoạch để cướp của người bị hại. Những người này dùng vũ lực, có ý thức chiếm đoạt nên hành động đó đã cấu thành tội cướp tài sản.


Có thông tư tương tự về các tội xâm phạm sở hữu đã khẳng định tội cướp tài sản có cấu thành hình thức qua nội dung hướng dẫn xác định giá trị tài sản chiếm đoạt

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, ngày 25 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn một số quy định về các tội xâm phạm sở hữu đã khẳng định tội cướp tài sản có cấu thành hình thức qua nội dung hướng dẫn xác định giá trị tài sản chiếm đoạt: “Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm…”. Mặc dù văn bản trên đã hết hiệu lực từ ngày 08/10/2021, nhưng đây là một dẫn chứng cụ thể về mặt quan điểm để xác định tội phạm trong trường hợp này.

Một vấn đề khác là sau khi chiếm đoạt được tiền ảo từ người bị hại, các đối tượng trên đã bán một phần tiền ảo chiếm được và thu lợi bất chính với số tiền 18,8 tỉ đồng. Như vậy, có cơ sở về mặt lý luận, luật thực định, thực tiễn pháp lý để điều tra, truy tố xét xử các đối tượng nêu trên về tội “Cướp tài sản”


Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo

Theo các chuyên gia, việc sử dụng tiền ảo tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại chưa được pháp luật thừa nhận và bảo vệ sẽ khiến người sử dụng có thể gặp phải nhiều rủi ro như nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch… Đặc biệt, thiếu khung pháp lý để quản lý, tiền ảo có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp… đây thực sự là một thách thức đối với nhà làm luật, những người áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 

Do đó, để góp phần hạn chế những hệ lụy từ tiền ảo các chuyên gia cho rằng, phải nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật và có những biện pháp quản lý phù hợp để điều chỉnh các quan hệ pháp sinh liên quan đến tiền ảo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, hạn chế các tội phạm liên quan đến tiền ảo…

Luật gia Nguyễn Văn Hậu thông tin và đề xuất: Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã có các chỉ đạo, cảnh báo, khuyến nghị liên quan đến tiền ảo. Nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có khung pháp luật rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh đối với loại tài sản mới này. Đặc biệt còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra và thực sự là một thách thức đối với nhà làm luật, những người áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Tất cả những khó khăn trên đều cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng làm cơ sở để giải quyết những quan hệ xã hội nảy sinh trong các giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo đang diễn ra hàng ngày trên thực tế.

Còn Luật sư Lê Cao nhấn mạnh, đây là một vấn đề pháp lý mới, theo luật Việt Nam hiện không quy định về tiền ảo, nhưng thực tiễn giao dịch trên thị trường thì bitcoin đang được trao đổi mua bán với giá trị bằng tiền thật… do đó cần sớm ban hành các quy định pháp luật để cho bitcoin và các loại tiền ảo có thân phận pháp lý mới có thể kiểm soát và điều chỉnh được các hành vi có thực hiện nay. 

LUẬT SƯ 911 - HỆ THỐNG LUẬT SƯ
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0387696666 - 0386319999

LIÊN HỆ LUẬT SƯ 911

    THEO DÕI LUẬT SƯ 911

    spot_img

    Nội dung phổ biến

    Các tin khác cùng chuyên mục
    LUẬT SƯ 911

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ...

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi khối bền vững tại Việt Nam

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi...

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi lập trình công nghệ chuỗi khối

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi...

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100 triệu đồng thi lập trình chuỗi khối

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100...

    Hàng loạt văn bản pháp lý về Blockchain của Việt Nam

    Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược blockchain...