Những vấn đề pháp lý tiền điện tử ở Việt Nam. Các công ty crypto Việt Nam

Ngày:

Tiền ảo, tiền điện tử tăng giá nhanh và phát triển ngày càng đa dạng

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số là loại tiền không được phát hành bởi chính phủ hay một cơ quan trung ương nào, mà được tạo ra thông qua quá trình “đào” bằng cách sử dụng sức mạnh của công nghệ. Theo thống kê của Coinmarketcap.com, có gần 1.200 loại tiền ảo, tiền điện tử khác nhau với giá trị vốn hóa khoảng 168 tỷ USD. 

Một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đã chấp nhận về mặt pháp lý đối với tiền ảo, tiền điện tử. Ngày 01/4/2017, Nhật Bản đã thông qua luật cho phép các nhà bán lẻ chấp nhận bitcoin như một đồng tiền hợp pháp, góp phần đẩy mạnh hoạt động giao dịch bitcoin bằng đồng JPY. 

Ngày 02/6/2017, Chính phủ Trung Quốc chính thức bãi bỏ việc đóng băng hoạt động rút tiền ra khỏi tài khoản bitcoin và cho phép rút tiền khỏi tài khoản tại ba sàn giao dịch lớn nhất nước này.

Có 5 loại tiền ảo, tiền điện tử được giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin là loại tiền được ra đời đầu tiên vào ngày 01/9/2009 bởi Satoshi Nakamoto, là loại tiền ảo được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại điện tử. Tính đến cuối tháng 8/2017 đã có 16,5 triệu đơn vị bitcoin được phát hành (trên tổng khối lượng phát hành đến năm 2040 là 21 triệu đơn vị) với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 76 tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo. Giá bitcoin tăng mạnh (7,3 lần trong 8 tháng) từ 968,23 USD/1 bitcoin (đầu năm 2017) lên 4.630, 73 USD (31/8/2017), cho thấy sức hấp dẫn của loại tiền tệ này. Trung Quốc từ một nước cấm các tổ chức tài chính giao dịch, bảo lãnh phát hành, cung cấp bảo hiểm bằng bitcoin (năm 2014) đã trở thành trung tâm bitcoin của thế giới.

Loại tiền ảo phổ biến thứ hai là ethereum (ETH), ETH ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin, được thiết kế với nhiều tính năng hơn là một đồng tiền kỹ thuật số. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã xây dựng các chương trình như chương trình giám sát giao dịch, quản lý nguyên liệu… dựa trên ETH như Toyota, Merck, Samsung. Hiện nay, tổng lượng ETH được phát hành là khoảng 94 triệu đơn vị, với mức giá tính đến cuối tháng 8/2017 là 379 USD/1 ETH, tương đương với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 35 tỷ USD, chiếm 21% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo. Ngoài ra còn có một số loại tiền phổ biến khác như bitcoin cash (một nhánh của bitcoin), ripple và litecoin, với giá trị vốn hóa tính đến cuối tháng 8/2017 lần lượt đạt 9 tỷ USD; 8,6 tỷ USD và 3,4 tỷ USD.


Theo nhiều nguồn thông tin, tiền ảo ra đời vào năm 2008 do một người có tên là Satoshi Nakamoto đã sáng tạo ra và người này cũng là cha đẻ đồng Bitcoin, tiếp sau đó thì nhiều đồng tiền ảo khác như Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB) Tether (USDT)… cũng lần lượt ra đời. Đây là vấn đề mới phát sinh đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý Hiện tại, các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau về tiền ảo, có quốc gia cho phép, có quốc gia hoàn toàn cấm tiền ảo, nhưng có quốc gia không cấm nhưng cũng không thừa nhận (Việt Nam là một ví dụ). Trên thế giới, El Salvador là quốc gia đầu tiên đã chấp nhận đồng tiền Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp vào tháng 6/2021 và trở thành quốc gia đầu tiên chính thức chấp nhận đồng tiền này1 , tiếp sau đó là Argentina, Colombia và Brazil… Nhiều quốc gia, trong đó Trung Quốc là một quốc gia có số lượng người “đào” tiền ảo đông nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại cấm tổ chức tài chính ở quốc gia mình không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến tiền ảo và cảnh báo không được giao dịch tiền ảo2 . Trong khi đó, Algeria, Bolivia, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Indonesia, Iran, Ấn Độ, Bắc Macedonia… được Euronews liệt 1 https://vneconomy.vn/quoc-gia-dau-tien-tren-the-gioi-chap-nhan-bitcoin-lam-phuong-tien-thanhtoan-hop-phap.htm 2 https://vov.vn/cong-nghe/tin-moi/trung-quoc-cam-tien-dien-tu-nguoi-dan-lieu-co-ban-thao859353.vov 2 kê vào nhóm các quốc gia có thái độ cứng rắn với các loại tiền mã hóa. Một số nước lại có quan điểm dung hòa trong quản lý và sử dụng tiền kỹ thuật số, họ không cổ vũ giao dịch tiền kỹ thuật số cũng không cấm đoán tiêu cực mà chỉ đưa ra các chính sách để truy thu thuế và các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu hay rửa tiền thông qua tiền kỹ thuật số. Các nước tiêu biểu trong nhóm này là Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Philipinnes, New Zealand… Như vậy, có thể thấy rằng tùy thuộc vào sự đánh giá, nhận định


Việt Nam:

Pháp luật Việt Nam hiện chưa quy định về tiền ảo nói chung, tiền mã hóa nói riêng. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), tại Việt Nam, chỉ riêng trên sàn giao dịch tiền ảo Remitano, khối lượng giao dịch hằng ngày giữa tiền mã hóa và tiền Việt Nam đồng vào thời kỳ cao điểm có thể lên tới 300 – 400 tỉ đồng/ngày, cùng với đó là những tranh chấp liên quan đến tiền mã hóa ngày càng gia tăng dẫn tới vướng mắc trong việc xử lý của cơ quan chức năng. Ví dụ muốn chuyển tiền ra nước ngoài, có thể thông qua đơn vị chuyển tiền quốc tế (MoneyGram, Western Union…) hoặc chuyển tiền thông qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, đối với cả hai phương thức nói trên, người chuyển tiền hoặc người nhận tiền phải chịu các mức phí nhất định và cũng nằm trong những trường hợp được cho phép chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế có nhiều trường hợp, vì các mục đích khác nhau, có thể là tránh kê khai nguồn tiền, người chuyển tiền ở Việt Nam và người nhận tiền ở nước ngoài cùng mở tài khoản trên một sàn giao dịch, thực hiện trao đổi đồng tiền mã hóa với nhau mà không thông qua tài khoản sàn, kết quả là người ở nước ngoài có thể nhận được đồng tiền mã hóa mà không mất chi phí, không phải chịu điều tra nguồn tiền, cuối cùng tham gia vào thị trường tiền mã hóa tại quốc gia đó và chuyển đổi ra đồng tiền ngoại tệ.


Thuế:

không thể tiến hành thu thuế đối với các hành vi liên quan đến tiền mã hóa. Một trường hợp điển hình có liên quan đến pháp luật về thuế là vụ kiện thu thuế ở tỉnh Bến Tre năm 2017. Liên quan đến cá nhân C tham gia trao đổi tiền mã hóa trên mạng internet và đã bị truy thu thuế đối với hành vi mua bán này. Cơ quan thuế cho rằng tiền mã hóa là tài sản và là hàng hóa, do vậy, “hoạt động mua, bán tiền mã hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa và xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh thương mại”. Không đồng ý với các quyết định giải quyết khiếu nại, ông C đã khởi kiện. Theo bản án sơ thẩm, Tòa án đã hủy các quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Trong vụ án này, vấn đề cần làm rõ là liệu có cơ sở để cơ quan thuế ban hành quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với khoản doanh số mua bán tiền ảo của ông C hay không? Muốn trả lời được câu hỏi này thì cần làm rõ: Liệu tiền mã hóa có phải là đối tượng chịu thuế hay không?

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019), Luật chứng khoán năm 2019, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật phá sản năm 2014… chưa có quy định phân loại và định danh rõ ràng các loại tiền mã hóa thuộc loại hình nào trong các khái niệm pháp lý như: Chứng khoán, hàng hóa, tài sản. Bởi vậy, hiện tại, tiền mã hóa không được coi là tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015 và cũng không được coi là hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại; bản thân các đồng tiền mã hóa, và hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa cũng sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể có liên quan. Điều này dẫn đến hiện có rất nhiều chủ thể tham gia trao đổi, đầu tư, mua bán tiền mã hóa và thu được lợi nhuận đáng kể từ hoạt động này mà không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thuế nào đối với Nhà nước.

Ngoài ra, gần đây phát sinh vấn đề đáng lo ngại đối với các đợt ICO của các dự án công nghệ, game. Hiện nay, do việc gây quỹ từ các đồng tiền ảo quá dễ dàng với số vốn huy động khá lớn; quy trình thành lập, đăng ký thành lập, cấp mã số thuế, trách nhiệm, hoạt động, chế tài liên quan đến tiền ảo pháp luật vẫn còn “bỏ ngỏ”, cũng như chưa có cơ chế phù hợp để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các hoạt động này nên các dự án ICO thời gian qua chủ yếu là lừa đảo.

Một vụ việc khác có liên quan đến tiền mã hóa, chính là hình thức nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất tiền tỉ khi chỉ cần vài triệu đồng bằng công nghệ blockchain. Cụ thể, trong trường hợp này, một bất động sản có thể chia nhỏ thành nhiều phần, khách hàng có thể mua một hoặc nhiều phần và khi đó, họ có thể sở hữu một phần của bất động sản tùy vào năng lực tài chính của mình. Khi mua chung, các nhà đầu tư có thể bán “cổ phần” cho nhau nếu muốn chốt lời. Khi đã “chốt” mua, khách hàng sẽ được cấp một tài khoản để quản lý, theo dõi khoản đầu tư của mình. Nói tóm lại, hình thức này có thể coi là một dạng của mô hình mã hóa tài sản bằng công nghệ blockchain để mời gọi vốn kiểu mới. Cách làm là mã hóa giá trị nhà đất bằng công nghệ blockchain và sử dụng mã token (chữ ký số được mã hóa) để tiến hành giao dịch gọi vốn.


Hoàn thiện pháp lý:

Một số khuyến nghị

Dưới góc độ pháp lý, một quốc gia luôn ghi nhận các chế độ sở hữu đối với tài sản khác nhau; thông thường là 03 loại tài sản: Tài sản được sở hữu tự do (hợp pháp), tài sản hạn chế sở hữu và tài sản cấm sở hữu. Việc tiền mã hóa chưa được quy định rõ ràng theo hướng “cấm” hay “thừa nhận” đang làm tăng những nguy cơ bất ổn trong đời sống thực tế và trong quá trình giải quyết những tranh chấp có liên quan. Do vậy, cần sớm ban hành một cơ chế điều chỉnh rõ ràng, minh bạch hơn. Trước mắt, theo tác giả, cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, đưa ra chính sách rõ ràng đối với tiền mã hóa và định nghĩa về tiền ảo nói chung, tiền mã hóa nói riêng. Đây là khó khăn chung của các nước, tuy nhiên, nếu như vì khó khăn mà đưa ra các thông tin mập mờ và không chính thức, sẽ có những tác động tiêu cực tới thị trường. Do vậy, các nhà lập pháp Việt Nam cần nhanh chóng có quan điểm rõ ràng đối với tiền mã hóa dựa trên kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong trường hợp thừa nhận “tiền mã hóa”, thiết nghĩ việc đầu tiên khi xây dựng khung pháp luật về tiền mã hóa là cần phải đưa ra một định nghĩa về tiền mã hóa để làm rõ được phạm vi, đối tượng tiền mã hóa được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Hai là, xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa. Tác giả cho rằng, cần nghiên cứu, xây dựng để thống nhất tài sản mã hóa, tiền mã hóa thuộc phạm trù tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 105). Thực tế việc chấp nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán nếu có sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ ở Việt Nam, đặt ra những thách thức nhất định đối với hệ thống tài chính, ngân hàng. Ngoài ra, theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 thì trong lương lai gần Việt Nam sẽ có đồng tiền kỹ thuật số pháp định thay thế dần đồng tiền giấy truyền thống. Do vậy, thiết nghĩ trước mắt cần xem xét tính ổn định và những vấn đề phát sinh của đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương trước khi tính đến việc xem xét tiền mã hóa có là một phương tiện thanh toán hay không.

Ba là, về mặt nguyên tắc, không thể xác định được danh tính của người sở hữu và người tham gia các giao dịch về tiền mã hóa nếu bản thân họ không tự lộ diện. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, các chủ thể xác lập giao dịch liên quan đến tiền mã hóa mới phải công khai danh tính. Điều này có thể đến từ quy định của pháp luật quốc gia tạo ra và công nhận tiền mã hóa hoặc quốc gia thừa nhận và quy định cụ thể về các giao dịch tiền mã hóa. Ví dụ, một số đồng tiền mã hóa được tạo ra đòi hỏi chủ thể phải công khai danh tính khi sở hữu, sử dụng hoặc một số quốc gia (như Nhật Bản) đòi hỏi việc giao dịch tiền mã hóa phải được thực hiện qua sàn giao dịch có đăng ký và chủ thể giao dịch phải công khai danh tính. Việc quy định để có thể định danh được chủ sở hữu của đồng tiền mã hóa, cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan về chuyển tiền quốc tế, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Bốn là, như đã phân tích ở trên, việc không chính thức công nhận hoặc ngăn cấm đối với tiền mã hóa, dẫn đến Việt Nam không thể tiến hành thu thuế, thi hành án, định tội danh đối với các hành vi liên quan đến tiền mã hóa. Điều này làm giảm thiểu một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước; ảnh hưởng đến hiệu lực của bản án, quyết định; không xử lý được hành vi phạm tội. Theo tác giả, trước khi thừa nhận đồng tiền mã hóa nói chung, tiền ảo nói riêng, có thể xây dựng cơ chế thử nghiệm để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa trong đời sống thực tại, và đánh giá để có thể ban hành chính thức trên phạm vi toàn xã hội.

Năm là, để đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý cho nhà đầu tư, giảm các tác động tiêu cực tới xã hội, cần có văn bản điều chỉnh về hoạt động huy động vốn qua phát hành tài sản mã hóa (ICO) và quản lý sàn giao dịch tài sản mã hóa là chứng khoán theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể, hoàn thiện cơ chế để loại hình huy động vốn này phù hợp với sự phát triển của công nghệ và các loại hình đầu tư gắn liền với thị trường chứng khoán, đồng thời đề phòng được nguy cơ lừa đảo theo hình thức đa cấp, nguy cơ tham nhũng, rửa tiền./.


Quy định về chống rửa tiền:

Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Trong đó, Thông tư quy định rõ về giao dịch chuyển tiền điện tử, cụ thể:

1- Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

a) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;

b) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;

c) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

2- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

3- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

– Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

– Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

4- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

– Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

– Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.


Chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch trong phòng chống rửa tiền

Theo Thông tư quy định, đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương./.


Có đưa tiền ảo Bitcoin vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền hay không?

NHNN đã nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và trên cơ sở quy định khung này sẽ xây dựng những quy định cụ thể để quản lý những sản phẩm tài chính hiện nay, cũng như sử dụng công nghệ, Bitcoin, tiền ảo.

Tiền ảo Bitcoin không phải là tiền thanh toán hợp pháp

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, báo chí nêu vấn đề: Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường chơi tiền ảo, Bitcoin rất lớn, là 1 trong 10 nước tham gia đông, đây cũng là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn. Được biết, NHNN đang dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền, vậy NHNN có đưa tiền mã hóa và luật để điều chỉnh, ngăn chặn hành vi rửa tiền hay không?

Trả lời báo chí, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết: Về vấn đề có đưa tiền ảo, tiền Bitcoin vào nội dung sửa Luật Phòng, chống rửa tiền hay không thì NHNN đang nghiên cứu rất kỹ, rất toàn diện để chuẩn bị cho việc hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: Tiền ảo Bitcoin, các loại giống như tiền ảo không phải tiền pháp quy, không phải tiền điện tử và càng không phải tiền thanh toán hợp pháp trên đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay.

Để nhận diện những hệ lụy, những rủi do với tổ chức, cá nhân tham gia chơi, kinh doanh tiền ảo, ngay từ tháng 2/2014, NHNN đã có thông báo rất rộng rãi trên cơ sở nghiên cứu các quy định của các nước để xác định tiền ảo, tiền Bitcoin là thế nào để thông báo rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này.

Và ngay trong 4/2014, NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10 và tiếp theo sau đó 2 ngày, NHNN có Chỉ thị 02 chỉ đạo các ngân hàng thực hiện các giao dịch đảm bảo không xảy ra những rủi ro và lợi dụng tiền ảo tương tự trong các hoạt động giao dịch.

Hai chỉ thị này có thể nói đã đặt ra một cách cụ thể là các tổ chức tín dụng hay tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch, nhiệm vụ liên quan đến tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, về tài trợ khủng bố hoặc là gian lận trốn thuế…

Đồng thời tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch, hoạt động đáng ngờ có liên quan đến tiền ảo cũng như rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch, mua bán, trao đổi tiền ảo để có biện pháp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và quản lý ngoại hối.


Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền ảo Bitcoin

NHNN đang tiến hành sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và trên cơ sở khuyến nghị của các tổ chức phòng chống rửa tiền thế giới, các quốc gia đều phải quan tâm đến những tài sản, sản phẩm gọi là công nghệ trong lĩnh vực tài chính để đảm bảo quản lý phải chặt chẽ, không để lợi dụng trong vấn đề rửa tiền hoặc phòng chống khủng bố cũng như các mục đích khác.

Trong việc sửa Luật, vừa qua NHNN đã nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và trên cơ sở quy định khung này sẽ xây dựng những quy định cụ thể để quản lý những sản phẩm tài chính hiện nay, cũng như sử dụng công nghệ, Bitcoin, tiền ảo.

Kể cả những xu hướng thế giới hoặc xu hướng phát triển công nghệ có thể xảy ra các sản phẩm khác nữa thì cũng sẽ được xử lý một cách linh hoạt sau khi Luật này được ban hành.

Chính phủ sẽ có những văn bản dưới luật như nghị định, rồi các quy định về hành vi này để đảm bảo ngăn chặn, phòng, chống rửa tiền, khủng bố, gian lận trốn thuế hoặc thậm chí sử dụng tài sản này để biếu tặng có tính chất tham nhũng, hối lộ.


Báo cáo giao dịch dịch tiền điện tử:

Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:

– Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.


Quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tiền ảo Qua nghiên cứu các quy định pháp luật hiện nay liên quan đến vấn đề này, có thể thấy pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng và đầy đủ để điều chỉnh đối với tiền ảo; còn nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo được đặt ra vẫn chưa thể giải quyết. Có thể nói, tiền ảo đang nằm trong “khoảng trống pháp lý” của Việt Nam hiện nay khi không bị pháp luật cấm nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận. Có thể liệt kê 3 lĩnh vực pháp luật điển hình liên quan đến tiền ảo hiện nay của Việt Nam như:. – Thứ nhất, trong lĩnh vực pháp luật tiền tệ và ngân hàng Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 cua Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. – Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật dân sự Tiền ảo không được xem là tài sản. Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quy định này, tài sản chỉ tồn tại ở 4 dạng: 3 (i) Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí; có tính năng, đặc tính riêng biệt và con người có thể quản lý, khai thác, sử dụng như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa… (ii) Tiền là phương tiện thanh toán do Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ. (iii) Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức được phép phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá gồm các loại như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc… (iv) Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng… Theo đó, tiền ảo không thuộc 1 trong 4 loại nêu trên nên tiền ảo không được coi là tài sản. Vì vậy, việc sở hữu, sử dụng, mua bán, giao dịch tiền ảo như một loại tài sản sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người sở hữu, người tham gia giao dịch tiền ảo và không được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, vì chưa có quy định pháp luật rõ ràng về tiền ảo nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về tiền ảo. Các tranh chấp thường phát sinh liên quan đến tiền ảo gồm quyền sở hữu tiền ảo, mua bán tiền ảo, vay mượn tiền ảo, thừa kế tiền ảo và bồi thường thiệt hại trong giao dịch tiền ảo. – Thứ ba, trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, kinh doanh Pháp luật hiện hành không có quy định cấm đầu tư kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Trong danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 đều không liệt kê hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo. Dựa trên nguyên tắc “mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm” theo Điều 33 Hiến pháp thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn bằng tiền ảo thì không bị coi là cấm. Lợi dụng kẽ hở này, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân lập ra các sàn đầu tư, sàn giao dịch về tiền ảo theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch “ma” để huy động tiền từ những nhà “đầu tư”. Trong khi đó, các nhà “đầu tư” thì ồ ạt đổ tiền vào các sàn này khi không tìm hiểu kỹ về các rủi ro, cái hại trong giao dịch tiền 4 ảo, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt là sinh lợi nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, hưởng lợi từ mô hình tháp đa cấp. Việc một số sàn giao dịch tiền ảo bị xảy ra “sự cố” sập sàn trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều nhà đầu tư tiền ảo tắng tay, mà việc đòi lại tài sản của mình trên sàn là điều không thể.


Một số đề xuất Tiền ảo là lĩnh vực rất mới và phức tạp nên việc đánh giá đầy đủ và xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh đối với tiền ảo là thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trên thế giới. Hiện tại, tiền ảo đã bắt đầu xâm nhập vào các hoạt động đầu tư, quan hệ dân sự, tác động đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân nên đòi hỏi Nhà nước phải nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật và có những biện pháp quản lý phù hợp để điều chỉnh các quan hệ pháp sinh liên quan đến tiền ảo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, người dân và hạn chế các tội phạm liên quan đến tiền ảo. Chúng ta không xa lạ gì với những vụ việc lừa đảo từ những sàn giao dịch tiền ảo và hệ lụy to lớn gây ra cho nhà “đầu tư”. Để góp phần hạn chế những hệ lụy về tiền ảo, cần thiết phải đưa ra một số biện pháp sau: – Thứ nhất, nên xây dựng khung pháp lý về đồng tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Trong đó cần quy định rõ việc trao đổi, mua bán, giao dịch đồng tiền ảo giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân và tổ chức; tổ chức với tổ chức nhằm hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho các cá nhân, tổ chức khi giao dịch tiền ảo. – Thứ hai, nên đưa ngành nghề kinh doanh tiền ảo vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như có vốn pháp định, ký quỹ, tiền bảo đảm tại ngân hàng tương đương hạn mức tiền ảo được phát hành, giao dịch…) và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy hoạt động ngành nghề kinh doanh tiền ảo để tránh trường hợp kinh doanh ồ ạt, bừa bãi, lợi dụng kinh doanh tiền ảo để lừa đảo, rửa tiền hoặc thực hiện các hành vi phạm pháp khác. Đồng thời, cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và thu thuế liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo. – Thứ ba, có nhiều đối tượng sẽ lợi dụng đồng tiền ảo để tiến hành rửa tiền, lừa đảo nên các cơ quan chức năng cần nâng cao nghiệp vụ trong việc phòng chống tội phạm trên không gian mạng trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Trong khi chưa ban hành được quy định pháp luật điểu chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo thì Chính Phủ hoàn toàn có quyền ban hành Nghị định thí điểm về tài sản ảo nói chung và quyền sờ hữu đối với tài sàn ào nói riêng sau khi có sự 5 đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do theo quy định tại Khoản 3, Điều 19, Luật Ban hành vãn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì đối với“Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. rước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của ủy ban thường vụ Quốc hội.”. Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng có thể xem xét, lựa chọn các bản án, quyết định liên quan đến vấn đề này để xem xét, phát triển án lệ để có đường lối xét xử thống nhất liên quan đến tiền ảo trong khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này.


Các vi pham trong tiền điện tử phổ biến:

Quảng bá sản phẩm chưa được cấp phép

Tháng 5/2021, dư luận và truyền thông tại Việt Nam đã phải lên tiếng bởi một loạt những người nổi tiếng công khai quảng bá, tư vấn, lôi kéo người khác đầu tư vào tiền ảo bất hợp pháp trên các mạng xã hội có đông người tham gia tại Việt Nam.

Sau khi dư luận lên tiếng phản đối, những người này đã xóa các bài đăng quảng bá cho tiền ảo. Dù họ chưa bị chế tài nhưng trong tháng 5/2021, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM đã ban hành công văn gửi các Hội Văn học nghệ thuật thành phố nhằm chấn chỉnh tình trạng một số văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo trên các trang mạng xã hội sai quy định pháp luật, trong đó có tiền ảo.

Khi trao đổi với báo Thanh Niên, luật sư Hoàng Tư Lượng (Đoàn LS TP. HCM) cho biết nếu nghệ sĩ hoặc bất cứ người nào dụ dỗ, lôi kéo, quảng bá về tiền ảo, mà gây ra hậu quả thiệt hại cho người khác là vi phạm pháp luật [1]. Còn chưa gây hậu quả thì việc quảng bá, lôi kéo tiền ảo cũng vi phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa cho phép giao dịch đồng tiền này trên thị trường.

Theo Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50 – 100 triệu đồng.

Ngoài ra, kể từ ngày 1/1/2018, người nào thực hiện các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại sẽ bị xử lý về tội tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 hoặc tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” theo Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”. Cụ thể, người nào thực hiện hành vi “phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả” gây thiệt hại cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trường hợp gây thiệt hại từ 3 tỉ đồng trở lên thì có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Không chỉ tại Việt Nam, cuối tháng 5/2021 vừa qua, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) vừa buộc tội 5 cá nhân vì quảng cáo bất hợp pháp 2 tỷ USD tiền điện tử Bitconnect Ponzi. SEC cho biết, 5 cá nhân này đã thúc đẩy một đợt chào bán chứng khoán tài sản kỹ thuật số chưa được đăng ký trên toàn cầu.


 
LUẬT SƯ 911 - HỆ THỐNG LUẬT SƯ
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0387696666 - 0386319999

LIÊN HỆ LUẬT SƯ 911

    THEO DÕI LUẬT SƯ 911

    spot_img

    Nội dung phổ biến

    Các tin khác cùng chuyên mục
    LUẬT SƯ 911

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ...

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi khối bền vững tại Việt Nam

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi...

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi lập trình công nghệ chuỗi khối

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi...

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100 triệu đồng thi lập trình chuỗi khối

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100...

    Hàng loạt văn bản pháp lý về Blockchain của Việt Nam

    Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược blockchain...