Nhãn hiệu nổi tiếng về nội dung và tiêu chí xem xét

Ngày:

Thực trạng việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng xét về mặt nội dung

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi ở Việt Nam”.

Theo khái niệm này thì rõ ràng phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu là Việt Nam, và chỉ cần nhãn hiệu đó được biết đến rộng rãi ở Việt Nam là có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhưng theo quy định tại Điều 75 của Luật về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng lại có đề cập đến tiêu chí về “số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng”.

Như vậy trong trường hợp áp dụng theo tiêu chí này thì sẽ xử lý như thế nào? Liệu cách áp dụng có mâu thuẫn nhau, và có khó khăn gì cho các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng theo các quy định như trên?

Một số vụ việc minh họa

+ Vụ việc Công ty Bestbuy (Hoa Kỳ) phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “BESTBUY và hình” cho Công ty TNHH lựa chọn Hoàn Hảo tại Việt Nam.

+ Vụ McDonald’s năm 1992 và Pizza Hut năm 1993

Xem xét hai vụ việc trên cho thấy một thực trạng hiện nay là một nhãn hiệu đã nổi tiếng trên thế giới cho dù chưa từng được sử dụng và đăng ký ở Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn chưa được mua bán, sử dụng loại nhãn hiệu nổi tiếng này, thì vẫn có khả năng được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu thừa nhận thực trạng này thì các cơ quan thẩm quyền căn cứ vào những quy định nào để giải quyết? Hay dựa trên nhận định mang tính chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó cho thấy sự không rõ ràng, cụ thể của các quy định pháp luật nước ta về vấn đề này.

+ Vụ nhãn hiệu mì “Miliket” (Việt Nam) năm 1998

Rõ ràng với việc coi nhãn hiệu mì Miliket “được coi là nổi tiếng” thực tế chúng ta đang thừa nhận những nhãn hiệu khá có uy tín và có độ nổi tiếng nhất định với người tiêu dùng, nhưng chưa thể đáp ứng hết các tiêu chí như Điều 75 của Luật. Và nhãn hiệu “được coi là nổi tiếng” vẫn được bảo hộ tại Việt Nam. Tuy vậy khái niệm này không được đề cập trong các văn bản pháp lý, và cũng không có một tiêu chí cụ thể nào để đo lường một nhãn hiệu “được coi là nổi tiếng” tại Việt Nam.

+ Một ví dụ nữa là trường hợp nhãn hiệu SH sử dụng cho sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy. Có rất nhiều đơn đăng ký của các chủ thể khác nhau có sử dụng thành phần chữ “SH”, nhưng đã bị từ chối bảo hộ vì tương tự với nhãn hiệu xe SH “được coi là nổi tiếng” hoặc “được coi là đã sử dụng rộng rãi” của Công ty Honda. Thế nhưng khi chính Công ty Honda đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này thì lại bị từ chối với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Thực trạng trên phản ánh hai điều: Thứ nhất, trên thực tế chúng ta đang thừa nhận nhãn hiệu “được coi là nổi tiếng” hoặc “được sử dụng rộng rãi”, trong khi hoàn toàn không có một bằng chứng để xác định đo lường về nó theo các tiêu chí đặt ra. Thứ hai, mặc dù không có bằng chứng nào để xác định về các nhãn hiệu nói trên, thì cơ quan có thẩm quyền vẫn thừa nhận và bảo hộ gián tiếp cho các nhãn hiệu này. Điều này chỉ có thể lý giải bởi thiếu những quy định về luật và các quy định hướng dẫn trong áp dụng luật nên dẫn đến những cách hiểu và cách áp dụng luật khác nhau.

Một thực trạng nữa phải kể đến hiện nay là mặc dù chưa được ghi nhận trong văn bản luật, nhưng trên thực tế chúng ta thừa nhận khái niệm về “nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam”. Khái niệm này xuất hiện trong một số Chương trình truyền thông phổ biến như: “Chương trình tư vấn và bình chọn nhãn hiệu cạnh tranh – nổi tiếng Việt Nam” do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006; Chương trình Khảo sát “thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”. Chương trình do Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo (Cơ quan Trung ương Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam) phối hợp với Liên hiệp Doanh nhân Việt Nam, Vnpaco Media tổ chức…

Như vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa công nhận một nhãn hiệu nổi tiếng nào mặc dù đã có rất nhiều đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế lại có sự chứng thực, những “Bằng chứng nhận” về nhãn hiệu nổi tiếng cấp độ quốc gia tại Việt Nam, không phải do Cục Sở hữu trí tuệ – cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, mà do một tổ chức khác tại Việt Nam chứng thực.

Mặc dù đây là một tổ chức có uy tín tại Việt Nam, và hoạt động nhằm mục đích tốt là ghi nhận thành tích của các doanh nghiệp, đồng thời như là một kênh quảng bá thông tin hữu hiệu và có sức lan tỏa cao, thông qua đó người tiêu dùng có thể đánh giá riêng về mức độ tin cậy của các thương hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm như thế nào? Nhưng giá trị của những chứng thực này không có cơ sở pháp lý.

Như vậy, trong trường hợp có khiếu nại, tranh chấp về chứng thực, công bố thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến cơ quan nào để giải quyết? Thứ nữa, những danh hiệu này rõ ràng chỉ là của các tổ chức tự công bố, không có sự xác thực của cơ quan Nhà nước, vậy có đảm bảo tính khách quan, tin cậy hay không? Điều này có làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, gây sự nhầm lẫn cho họ? Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác khi họ không tham gia vào chương trình bình chọn, vậy có công bằng hay không?… Rõ ràng, vì không được pháp luật thừa nhận, nên sự chứng thực này của các doanh nghiệp không được pháp luật bảo vệ rõ ràng, mặt khác có thể gây nhầm lẫn cho toàn xã hội, thậm chí gây khó khăn cho các cơ quan thực thi sau này. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp quản lý để tránh tình trạng nói trên.

LUẬT SƯ 911 - HỆ THỐNG LUẬT SƯ
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0387696666 - 0386319999

LIÊN HỆ LUẬT SƯ 911

    THEO DÕI LUẬT SƯ 911

    spot_img

    Nội dung phổ biến

    Các tin khác cùng chuyên mục
    LUẬT SƯ 911

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo

    Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ...

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi khối bền vững tại Việt Nam

    Triển vọng hệ sinh thái cho công nghệ chuỗi...

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi lập trình công nghệ chuỗi khối

    Hơn 200 triệu đồng giải thưởng cho cuộc thi...

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100 triệu đồng thi lập trình chuỗi khối

    Các thí sinh lực lượng vũ trang giành 100...

    Hàng loạt văn bản pháp lý về Blockchain của Việt Nam

    Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược blockchain...