Trong tố tụng hình sự, vấn đề bảo đảm quyền con người được chú trọng, vì các hoạt động tố tụng ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền tự do của công dân…Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng đồng thời để việc tham gia tố tụng của họ vào quá trình giải quyết vụ án đạt hiệu quả, Bộ luật tố tụng dân sự đã có những quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng
I. Sự cần thiết của luật sư trong việc tư vấn quyền và lợi ích hợp pháp của bị can; bị cáo
Trong vụ án hình sự, sau khi bị bắt bị can, bị cáo cũng vẫn có những quyền và lợi ích hợp pháp Để đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp này cho bị can, bị cáo thì vai trò của luật sư là rất lớn. Sự tham gia của luật sư nhằm làm tránh sự sai sót trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình xét xử. Rất nhiều trường hợp luật sư đã can thiệp kịp thời bảo vệ chính đáng quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ án hình sự.
II. Các hoạt động của luật sư trong việc tư vấn quyền và lợi ích hợp pháp của bị can; bị cáo
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Luật sư có quyền tham gia trực tiếp trong việc tham gia trực tiếp lấy lời khai cùng với cơ quan điều tra. Điều này giúp cho bị can yên tâm hơn khi khai báo đồng thời cũng tránh việc bị ép cung của cơ quan điêu tra. Từ những lời khai này, luật sư có thể lấy làm căn cứ để bảo vệ cho thân chủ cũng như áp dụng thẳng vào trong các điều luật xem mức độ phạm tội của họ là như thế nào, các điều luật áp dụng sẽ ra sao, mức khung hình phạt là bao nhiêu, những tình tiết giảm nhẹ, các biện pháp ngăn chặn….sẽ được luật sư tư vấn kịp thời cho bị can, bị cáo để họ có thể nắm được mức độ vi phạm từ hành vi phạm tội của mình mà có một thái độ thành khẩn hơn trong việc khai báo cũng như nhận tội của mình.
Đối với các bị cáo, luật sư cũng có những hoạt động tư vấn cũng như hỗ trợ kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Trong phiên toà xét xử, sự tham gia của luật sư sẽ giúp cho bị cáo yên tâm hơn trong việc khai nhận đúng sự thật hành vi phạm tội. Đảm bảo cho bị cáo khai nhận theo đúng trình tự tố tụng cũng như đưa ra các kiến nghị can thiệp nếu đại diện Viện kiểm sát hoặc những người tham gia tố tụng khác xét hỏi không đúng trọng tâm hoặc không có lợi cho bị cáo. Trong trưòng hợp bị cáo bị tạm giam, tạm giữ thì ngoài các cơ quan điều tra, công an…có quyền được gặp gỡ bị can, bị cáo thì chỉ có luật sư cũng mới có quyền này và thực hiện trao đổi các tâm tư nguyện vọng của bị can, bị cáo. Sau khi bị Toà tuyên án, bị cáo sẽ được luật sư hướng dẫn làm đơn làm đơn kháng nghị theo trình tự phúc thẩm để xem xét lại vụ án khi bị cáo có yêu cầu.