Tiền điện tử là gì, Bitcoin là gì và ra đời khi nào?
Tiền điện tử là loại tiền được tạo ra chỉ để sử dụng trên môi trường Internet và chỉ giao dịch, người tham gia phải đảm bảo được 3 yếu tố đó là: Kết nối internet, mạng máy tính và phương tiện điện tử của tổ chức phát hành ( tập trung và phi tập trung).
Không phải mãi tới 2008 khi Bitcoin ra đời mới có tiền điện tử. Tiền điện tử đã bắt đầu có từ những năm 90, khi mà thời đại thông tin và số hóa bắt đầu bùng nổ. Lúc đó một số nhà doanh nghiệp và tổ chức đã sáng lập ra tiền điện tử như: Flooz, Beenz, Digicash.. Tuy nhiên, vì tính tập trung và chưa có mục đích lý tưởng rõ ràng nên tiền điện tử lúc đó gần như không thể có sự thừa nhận rộng rãi và khó phát triển. Mãi cho tới đồng Bitcoin xuất hiện vào năm 2008, với việc áp dụng công nghệ Blockchain nên việc giao dịch của bitcoin không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3 và có tính bảo mật cao. Khác với các giao dịch truyền thống của tiền pháp định, cần thiết phải có bên thứ 3 mới có thể hoạt động chuyển – nhận.
Cùng vào thời điểm đó khủng hoảng kinh tế Thế giới mà điển hình là vụ sụp đổ của Ngân hàng Lemon Brother Bank, một người có tên Shatoshi nói rằng: “Chúng ta có thể thiết kế được một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau”. Tên miền bitcoin.org được đăng ký vào ngày 18 tháng 8 năm 2008. Với một ý tưởng: Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Hạn chế của thanh toán truyền thống
Theo truyền thống giả sử A( Ở Việt Nam) muốn chuyển tiền cho B ( ở Mỹ) bắt buộc phải tuân thủ một quy trình và rào cản pháp lý là các tổ chức Tập trung ( Ngân hàng). Khi đó, A buộc phải xuất trình các bằng chứng giao dịch như: Hợp đồng với B, số tiền muốn chuyển, sau đó A phải dùng tiền pháp định Quốc gia là đồng Việt Nam, mua tiền USD tại hệ thống Ngân hàng được phép mua bán ngoại tệ. Dĩ nhiên, việc mua bán USD sẽ có chênh lệch tỷ giá ( mất một khoản chi phí), sau đó bên A dùng số USD mua được chuyển vào tài khoản ngoại tệ của mình, đồng thời làm ủy nhiệm chi để Ngân hàng phía Việt Nam của bên A thực hiện nghiệp vụ chuyển Thanh toán. Quy trình chuyển tiền cực kỳ mất thời gian và thường đỗ trễ rất cao. Còn chưa kể tới các khoản phí và các Ngân hàng ở Việt Nam cần có tham gia hệ thống Thanh toán Quốc tế, có quan hệ với Ngân hàng đồng cấp ở Quốc gia mà khoản tiền cần tới. Việc thực hiện qua rất nhiều chung gian thì khoản tiền mới có thể chuyển Thanh toán được. Đây là một điểm yếu cố hữu của Ngân hàng truyền thống. Chưa kể tới tính tập trung cao khiến rất nhiều Ngân hàng gặp rủi do khi kinh tế khủng hoảng, tài sản của người dùng ở tại Ngân hàng dễ dàng bị mất nếu Ngân hàng đó quản lý rủi do không tốt.
Bitcoin hoạt động thanh toán khác truyền thống ra sao?
– Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin sử dụng mạng lưới Blockchain để xác minh giao dịch, các lệnh di chuyển được ghi nhận vào sổ cái
Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.
– Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin. Satoshi từ giữa năm 2010, sau khi ông đưa cho Gavin Andresen khóa báo động khi mạng lưới Bitcoin bị tấn công, ông đã biến mất hoàn toàn. Rất nhiều thuyết âm mưu về việc ai là chủ nhân của Bitcoin. Khóa này có thể dùng để báo động tới toàn mạng lưới ngừng lưu lại giao dịch. Khóa báo động này sau đó được hủy bỏ để tăng tính phân tán của hệ thống Bitcoin. Cho tới nay, danh tính chính xác của Satoshi Nakamoto vẫn còn là một ẩn số. Ngày 22 tháng 5 năm 2010, lần đầu tiên Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa – 2 bánh pizza với giá 10000 bitcoin, tương đương 25 đô la Mỹ tại thời điểm đó. Trong vòng 5 ngày từ ngày 12 tháng 7 năm 2010, giá của Bitcoin tăng lên 10 lần từ 0,008 đô la Mỹ lên 0,08 đô la Mỹ. Trong năm 2011, giá trị của đồng Bitcoin tăng từ 0,30 đô la Mỹ lên 32 đô la Mỹ, trước khi giảm xuống còn 2 đô la Mỹ.
Các sự kiện về tiền điện tử và Bitcoin mà bạn cần biết:
– Ngày 27 tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo về việc sử dụng Bitcoin trong “Thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền số khác“, có đoạn như sau: “Về việc sử dụng bitcoin như là một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau: Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các loại tiền số tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền số tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ”.
– Tháng 7 năm 2014, tại Việt Nam, sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến đầu tiên ra đời với tên gọi là VBTC, vận hành bởi đội ngũ Bitcoin Vietnam hợp tác cùng công ty Blinktrade tại New York, Mỹ. VBTC là một sàn giao dịch tập trung. VBTC hoạt động theo chuẩn của các sàn giao dịch lớn trên thế giới, bao gồm các API mở theo giao thức FIX của Nasdaq, cho phép robot giao dịch tần suất cao hoạt động để tạo lập thị trường.
– Tháng 10 năm 2015, tại Việt Nam, dịch vụ mua bán tiền số SanTienAo bắt đầu mua bán Bitcoin. Tiền thân của SanTienAo là dịch vụ mua bán các loại tiền số gắn với đô la Mỹ như WMZ, LR, PM, BTC-e. SanTienAo sử dụng kho BTC-e của mình để chuyển đổi trực tiếp ra Bitcoin khi có lệnh mua và ngược lại.
– Tháng 11 năm 2015, ký hiệu Bitcoin () đã được chính thức đưa vào bộ mã Unicode tại vị trí U+20BF trong bảng mã này.
– Tháng 3 năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đứng đầu là ngoại trưởng John Kerry, đã dẫn một đoàn đại biểu tới các nước ASEAN trong đó có Việt Nam để thảo luận về phát triển Fintech và đặc biệt là về công nghệ Blockchain
– Máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam – điều hành bởi Bitcoin Vietnam và bSpend Ngày 5 tháng 6 năm 2016, chiếc máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu được đưa vào thử nghiệm tại cửa hàng Italiani’s Pizza tại địa chỉ 290 Lý Tự Trọng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh – đối diện Starbucks vòng xoay Phù Đổng. Chiếc máy này được sản xuất bởi BitAccess, điều hành bởi Bitcoin Vietnam và Bspend và được kết nối trực tiếp tới sàn giao dịch VBTC để mua, bán Bitcoin và các loại Altcoin khác như Ethereum, Monero, Tron, Golem,… bằng tiền mặt (Đồng
– Sau đó, chiếc Bitcoin ATM thứ 2 được đưa vào sử dụng tại quán cafe Bitcoin tại 74 Bùi Viện, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2016.
– Ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2016, hội thảo về công nghệ Blockchain và Fintech đầu tiên tại Việt Nam, với tên gọi là BlockFin.Asia, được tổ chức tại khách sạn Duxton tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo được tổ chức bởi Viet Youth Entrepreneur, Bitcoin Vietnam, Fintech Club, với sự tham gia của các đại diện bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, ngân hàng ADB, VIB, VPBank, Standard Chartered, công ty VISA, MoMo, FPT Ventures, 500 Startups, Dragon Capital, và rất nhiều công ty Bitcoin khác đến từ Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc.
– Tháng 12 năm 2016, tại Việt Nam, Chính phủ quyết định giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác rà soát thực trạng pháp luật, thực tiễn về tiền số, tài sản số, tiền điện tử trước tháng 12/2017, nghiên cứu lập 3 nghị định về tài sản số, tiền điện tử, tiền số trình Chính phủ trong năm 2018. Đồng thời, đề xuất các biện pháp thu thuế, xử phạt hình sự với các vi phạm liên quan đến các giao dịch này thông qua việc học tập kinh nghiệm quản lý ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là bước đi đầu tiên của Chính phủ trong việc công nhận Bitcoin và dần đưa Bitcoin vào hệ thống pháp luật.
– Ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định 72-QĐ-XPVPHC tịch thu tên miền bitcoin.vn vì lý do không liên quan tới giao dịch Bitcoin: “thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tại tên miền bitcoin.vn nhưng không có giấy phép”. Công ty Bitcoin Vietnam sau đó đã đổi địa chỉ dịch vụ của mình tới tên miền bitcoinvn.io.
– Ngày 27 tháng 4 năm 2022, theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt, Hiệp hội Blockchain Việt Nam được phép thành lập. Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là tổ chức vận động hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain nói chung và Bitcoin nói riêng.
Có bao nhiêu loại tiền điện tử?
Đây chính là lý do Bitcoin ngày càng lớn mạnh và là sự lựa chọn lý tưởng của các nhà đầu tư. Tiền điện tử được chia thành 3 loại chính với cách thức sử dụng khác nhau như sau:
- Tiền số pháp định: Là tiền điện tử đã được chính phủ công nhận. Đây là loại tiền rất phổ biến hiện nay và được lưu trữ trong ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tiền số pháp định để đổi sang tiền giấy truyền thống.
- Tiền ảo (Virtual money): Là loại tiền được phát hành và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền ảo không được chính phủ công nhận. Chúng thường được sử dụng dưới những hình thái như: Xu trong game, coin, token,… Mục đích là để mua, bán, trao đổi vật phẩm game, trade coin hoặc giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp thuận tiền ảo.
- Tiền mã hóa (Cryptocurrency):Đây là một nhánh của tiền ảo, điển hình là đồng bitcoin lừng danh. Tiền mã hóa dựa trên nền tảng blockchain nên không bị chi phối bởi chính phủ. Do hoạt động dưới hình thức ẩn danh nên tính bảo mật cao và không cần qua bên trung gian thứ 3.
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi một cá nhân hoặc tổ chức vô danh dùng tên Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin đã ra đời được bao lâu?
Đã 15 năm trôi qua kể từ khi Satoshi Nakamoto gửi mail đến danh sách người tham gia Cypherpunk (một diễn đàn thảo luận về công nghệ, toán học, mật mã… phổ biến vào thập niên 1990 – đầu 2000), đính kèm whitepaper của Bitcoin mà chúng ta biết hiện tại, được đặt tên là “Bitcoin: Một hệ thống tiền kỹ thuật số ngang hàng”. Hiện nay, whitepaper vẫn được lưu trữ công khai trên website bitcoin.org.
Văn bản này dài chưa tới 10 trang nhưng chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng tạo nên ngành công nghiệp tiền mã hóa trị giá nghìn tỉ USD. Trong số 1.000 tỉ USD trong nền kinh tế tiền mã hóa, Bitcoin chiếm gần 38% tổng giá trị.
Whitepaper của Bitcoin, cùng với sự đề xuất cơ chế Proof-of-work được xem như lời giải cho bài toán các tướng quân Byzantine (Byzantine Generals Problem). Theo CoinTelegraph, đây là bài toán có từ năm 1982, đề xuất một vấn đề trong lý thuyết trò chơi, mô tả việc các nhóm người khó có thể đạt được sự đồng thuận nếu không có sự trợ giúp từ một bên trung gian. Bài toán đặt câu hỏi: Làm thế nào để các thành viên trong mạng lưới có thể cùng đồng ý về một vấn đề khi không ai có thể xác minh danh tính của họ?Mở đầu mail, Satoshi Nakamoto tuyên bố đang tạo ra một hệ thống tiền số hoàn toàn ngang hàng, không cần bên thứ ba. Theo ông, loại tiền này có một số lợi ích như ngăn chặn gian lận lặp chi, không có sự tham gia của bên trung gian và mỗi đồng Bitcoin sẽ được đúc thông qua cơ chế “Proof-of-work theo kiểu hashcash”. Vào thời điểm đó, ý tưởng loại bỏ bên trung gian của Satoshi Nakamoto đã gây nên làn sóng tranh cãi dữ dội.
Ngày 13.11.2008, Satoshi Nakamoto tuyên bố: “Chuỗi Proof-of-work chính là giải pháp cho bài toán các vị tướng Byzantine”. Vấn đề niềm tin giữa các cá nhân ẩn danh trong một mạng lưới có thể được giải quyết bằng sức mạnh tính toán của máy tính và nhắm vào bản chất chạy theo lợi ích của con người. Cơ chế Proof-of-work yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán xác thực giao dịch. Người nào đưa ra đáp án đầu tiên sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận phần thưởng là đồng mã hóa. Trong quá trình đó, lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải bài toán được xem như “bằng chứng công việc” để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống.
Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin là gì?
Satoshi là gì?
Tiền điện tử có thể được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn, tương tự như đồng bảng Anh được chia thành pence, đồng đô la chia nhỏ thành cents. Đối với trường hợp của Bitcoin, đơn vị nhỏ nhất có sẵn được gọi là Satoshi. Và đơn vị này được đặt tên theo tên cha đẻ của Bitcoin – Satoshi Nakamoto.
Tất cả số tiền trên blockchain đều được đặt tên là Satoshi trước khi chuyển đổi để hiển thị. Mã nguồn cũng sử dụng Satoshi khi xác định một lượng Bitcoin. Khi hiển thị một phần rất nhỏ của Bitcoin, chẳng hạn như khi tính phí trên mỗi byte hoặc faucet, số tiền được hiển thị trong satoshi cho dễ đọc.
Mặc dù Satoshi là số tiền nhỏ nhất có thể được ghi lại trên blockchain, nhưng trên một số kênh thanh toán có thể cần phải thanh toán rất chi tiết. Nên đôi khi Bitcoin còn tính theo millisatoshi, là một phần 1 trăm tỷ Bitcoin.
Satoshi Nakamoto là ai?
Đến nay vẫn không có ai biết được chính xác Satoshi Nakamoto là ai. Người ta chỉ biết người này chính là người tạo ra Bitcoin. Khi nghe đến tên chắc hẳn các bạn nghĩ ngay đây chắc chắn là người Nhật Bản. Nhưng thật ra vẫn chưa có ai dám khẳng định Satoshi Nakamoto là người Nhật. Mặc dù hồ sơ của Satoshi có trên trang P2P Foundation.
Là một người ẩn danh, nhưng Satoshi Nakamoto là một trong những nhà tỷ phú của thế giới. Năm 2017, khi giá BTC đạt đỉnh gần mức 20.000 USD, Forbes đã đưa tên Satoshi Nakamoto vào danh sách 50 nhân vật giàu nhất thế giới năm đó.
Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của Satoshi
Satoshi được đặt từ tên Satoshi Nakamoto. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào tháng 11/2008. Satoshi Nakamoto quyết định giá trị 1 BTC bằng 100 triệu Satoshi.
Khoảng 2 năm sau vào ngày 15/11/2010, đã có đề xuất tỷ giá đầu tiên 1 Satoshi bằng 0,01 BTC. Tuy nhiên Satoshi Nakamoto đã đề nghị lại với mức 1 Satoshi bằng 0,00000001 BTC vào 4 tháng sau đó. Và từ đây, đơn vị Satoshi được chấp nhận và sử dụng rộng rãi đến nay.
Đơn vị tiền tệ này được thị trường tiền điện tử ký hiệu bằng chữ “sat” hoặc “s”. Tuy nhiên không giống với các loại đơn vị tiền tệ khác, Satoshi không có biểu tượng tượng trưng. Nên các bạn chỉ có thể nhận biết Satoshi qua tên gọi hoặc ký hiệu của nó.
1 Bitcoin bằng bao nhiêu Satoshi?
Theo Satoshi Nakamoto, 1 Satoshi bằng 1 phần 100 triệu BTC (có nghĩa là 1 BTC sẽ bằng 100.000.000 Satoshi).
Dưới đây là quy đổi từ Satoshi sang BTC:
1 Satoshi = 0,00000001 BTC
10 Satoshi = 0,0000001 BTC
100 Satoshi = 0,000001 BTC
1.000 Satoshi = 0,00001 BTC
10.000 Satoshi = 0,0001 BTC
100.000 Satoshi = 0,001 BTC
1.000.000 Satoshi = 0,01 BTC
10.000.000 Satoshi = 0,1 BTC
100.000.000 Satoshi = 1 BTC
1 Satoshi bằng bao nhiêu VND?
Đổi Satoshi sang VND sẽ giúp cho quá trình giao dịch của các bạn diễn ra dễ dàng hơn. Hiện nay 1 BTC = 34.191,80 USD, tương đương 786.239.280 VND. Mà 1 BTC = 100.000.000 Satoshi, suy ra 1 Satoshi = 7,86239280 VND.
Tương tự như cách tính 1 BTC bằng bao nhiêu Satoshi, các bạn chỉ cần nhân 7,86239280 với số lượng Satoshi cần tính.
Ví dụ: Muốn tính 100 Satoshi sang VND, các bạn chỉ cần thực hiện phép tính 7,86239280 * 100 = 786,239280. Số lượng Satoshi khác cũng tính tương tự.
Ưu điểm của tiền điện tử
- Giao dịch nhanh chóng: Người sử dụng có thể nhận tiền và chuyển tiền mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng.
- Phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch của tiền điện tử hầu hết là miễn phí hoặc phí rất thấp.
- An toàn, bảo mật: Thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật một cách tốt nhất. Với công nghệ tiên tiến, việc gian lận sẽ được hạn chế và không phải phụ thuộc vào bên trung gian.
- Phát triển ngành thương mại điện tử: Sử dụng tiền điện tử để mua sắm trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay. Điều này đã thúc đẩy phát triển song song giữa tiền điện tử và thương mại điện tử.
- Minh bạch: Với công nghệ blockchain, mọi thông tin giao dịch đều được lưu trữ trong chuỗi khối. Do đó, 2 bên giao dịch hoàn toàn có thể xác minh và theo dõi tiền điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nhược điểm của tiền điện tử
- Khó dự đoán: Biên độ dao động giá của tiền điện tử là rất lớn. Điều này gây rủi ro cho người nắm giữ vì đồng tiền có thể rớt giá rất mạnh.
- Rủi ro xuất hiện tội phạm: Bởi vì hoạt động dưới trạng thái ẩn danh, nên tiền mã hóa rất khó kiểm soát. Tội phạm có thể sử dụng lợi thế này để thực hiện hành vi rửa tiền.
- Rủi ro hệ thống: Tiền điện tử, đặc biệt là tiền mã hóa sẽ gặp rủi ro bị biến mất nếu gặp trường hợp hư ổ cứng, mất dữ liệu, virus,… Người nắm giữ không thể khôi phục lại số tiền mã hóa đã mất.