Với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật sư 911 có thể cung cấp cho khách hàng các ý kiến tư vấn pháp lý hữu ích nhất trong mọi lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Dù với bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng – thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp cổ phần, chi nhánh hay văn phòng đại diện hoặc tìm kiếm đối tác và đàm phán với đối tác trong nước, nước ngoài v.v…, chúng tôi đều chú trọng đến từng nhu cầu cụ thể của khách hàng và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
1. Tìm hiểu về thành lập các loại hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
1.1 Tư vấn Pháp luật đối với từng loại hình Công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Tư vấn về lựa chọn mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp.
– Tư vấn phương thức hoạt động và Điều hành Công ty.
– Tư vấn về mối quan hệ giữa các chức danh quản lý Công ty.
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong Công ty.
– Tư vấn về tỷ lệ và phương thức góp vốn.
– Tư vấn về phương án chia lợi nhuận và xử lý các nghĩa vụ phát sinh.
– Tư vấn về các vấn đề khác có liên quan.
1.2 Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Khách hàng:
– Trên cơ sở các yêu cầu tư vấn và tài liệu của Khách hàng cung cấp, các Luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.
– Trong trường hợp Khách hàng cần luật sư tư vấn của chúng tôi tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của Khách hàng trong việc lập dự án, mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp của Nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ luật sư đúng chuyên môn để tham gia từng lĩnh vực chuyên môn.
2. Hoàn thiện hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
– Tư vấn và hoàn thiện, đưa ra phương án tối ưu nhất trong việc lựa chọn đầu tư.
– Văn bản đề nghị/đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.
– Lập dự án đầu tư.
– Tư vấn lập Hợp đồng hợp tác kinh doanh/Hợp đồng liên doanh.
– Giấy uỷ quyền.
– Công chứng, dịch tài liệu giấy tờ phục vụ cho việc đầu tư của Nhà đầu tư.
– Các Văn bản, giấy tờ khác có liên quan trong từng trường hợp, tình huống cụ thể.
3. Tư vấn về các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
3.1 Tiếp nhận yêu cầu tư vấn
Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của Nhà đầu tư (Khách hàng), chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu và xác nhận yêu cầu. Trong giai đoạn này, luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ gặp gỡ trực tiếp để trao đổi các nội dung cần tư vấn để tiến hành thực hiện
3.2 Kiếm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Khách hàng:
– Trên cơ sở các yêu cầu tư vấn và tài liệu của Khách hàng cung cấp, các luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.
– Trong trường hợp Khách hàng cần luật sư tư vấn của chúng tôi tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của Khách hàng trong việc lập dự án, mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp của Nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ luật sư đúng chuyên môn để tham gia từng lĩnh vực chuyên môn.
3.3 Đại diện cho Khách hàng thực hiện các thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư:
– Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
– Nhận giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh./.